Các công cụ quản lý môi trường



1. Công cụ pháp lý:


*. Các tiêu chuẩn môi trường:


Tiêu chuẩn là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường được pháp lý xác nhận để giới hạn ô nhiễm.


Các tiêu chuẩn thải nước là các trị số trung bình hay tối đa của các nồng độ hay số lượng chất ô nhiễm có thể được phép thải vào các vùng nước: chúng phải được thực hiện bởi một nguồn riêng lẻ, tại điểm đổ thải. Những giới hạn có thể được áp dụng cho toàn bộ công xưởng hay cho mỗi cống xả thải từ nhà máy ra, các tiêu chuẩn xả thải đặc biệt có thể được đặt ra cho các ngành công nghiệp riêng biệt. Trong một só trường hợp có sự phân biệt giữa các tiêu chuẩn có thể áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp và các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho các ngành công nghiệp riêng biệt. Các tiêu chuẩn khác nhau còng  có thể được áp đụng cho các nhà máy mới và các nhà máy hiện có. Các tiêu chuẩn cũng có thể quy định các biện pháp để thực hiện các mục tiêu môi trường cụ thể. Nói chung, các tiêu chuẩn chất lượng môi trường và các tiêu chuẩn xả thải là các thành phần bổ sung của hệ thống pháp lý để kiểm soát ô nhiễm.


Các tiêu chuẩn xả thải nước nói chung cung cấp một phương tiện trực tiếp có thể quản lý để kiểm soát ô nhiễm với một mức dự đoán hợp lý về chất lượng nước mặt. Do vậy, xây dựng các tiêu chuẩn xả thải nước thích hợp có lẽ sẽ là phương cách tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm nước. Tuy nhiên, với loại tiêu chuẩn này, có một số điểm yếu sau:


Thực chất, các tiêu chuẩn xả thải nước thống nhất không lưu ý tới các yêu cầu về chất lượng nước của các nguồn địa phương chúng có thể cung cấp sự bảo vệ quá mức đối với một vài đoạn sông, nhưng lại bảo vệ không đủ mức đối với các đoạn khác. ở nơi nào có nhiều người xả thải nước bẩn, việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng nước, thông qua sự điều chỉnh độc lập các nguồn xả thải khác nhau là không thể được. Thay vào đó, chính phủ cần phải kết hợp các tiêu chuẩn xả thải nước khác nhau để có thể thực hiện được các mục đích mong muốn trong các vùng nước tiếp nhận. Hơn nữa việc buộc thực thi thường được tiến hành bởi các thanh tra viên của chính phủ bằng cách kiểm tra tại chỗ, và áp đặt các khoản phạt đối với những người vi phạm. những người vi phạm lại thích trì hoạn việc tuân theo tiêu chuẩn và lôi kéo chính phủ vào những cuộc đấu tranh pháp lý kéo dài, một bất lợi khác của phương cách này là nó đòi hỏi chi phí hành chính và thực thi lớn.


*.Các loại giấy phép


Việc cấp hoặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại uỷ quyền khác là một công cụ quan trọng khác để kiểm soát ô nhiễm. Các loại giấy phép chung thường được gắn với các tiêu chuẩn về chất lượng nước hay không khí và có thể còn phải thoả mãn những điều kiện cụ thể như phù hợp với quy phạm thực hành, lùa chọn địa điểm thích hợp để giảm tới mức tối thiểu những ảnh hưởng kinh tế và môi trường


Một lợi thế chính của các loại giấy phép là chúng có thể tạo điều kiện cụ thể cho việc thực thi các trương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả những nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm của cơ sở đó. Những lợi thế khác là có thể  rút hoặc tạm treo các giấy phép, tuỳ theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân hay các lợi Ých xã hội khác và thường yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí  cho trương trình kiểm soát ô nhiễm.


*. Công tác kiểm soát việc sử đất và nước


Kiểm soát việc sử dụng đất là công cụ chủ yếu của chính quyền địa phương, được áp dụng để bảo vệ môi trường. Khoanh vùng có thể định nghĩa là sự phân chia lãnh thổ hay mét khu vực hành chính khác thành quận huyện và những quy định về việc được phép sử dụng đất, chiều cao, quy mô của các toà nhà hay các cấu trúc khác trong các quận, huyện đó. Do vậy, khoanh vùng có thể ngăn ngõa việc bố trí các ngành công nghiệp gây ô nhiễm tại các địa điểm không thích hợp làm ảnh hưởng tới địa phương, hoặc có thể kiểm soát được mật độ phát triển của các khu vực cụ thể.


Việc khoanh vùng hoạt động cho phép có sự mềm dẻo trong thiết kế, trong chõng mực các tiêu chuẩn nhất định, được thực hiện.


Các quy định phân chia nhỏ là các luật được áp dụng ở các địa phương nhằm chỉ đạo quá trình chuyển đổi đất đai thành các khu vực xây dựng. Chúng kiểm soát sự bố trí mặt bằng của các công trình phát triển mới bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn như kích thước lô đất, chiều rộng, chiều dài các đường phố, các khu vực dành cho các phương tiện công cộng. Chúng cũng bao gồm các điều khoản không gian dành cho giao thông, tiện Ých công cộng, vui choi giải trí, các vấn đề nước và cống rãnh, và phòng tránh dân cư tập trung qua đông đúc.


Các biện pháp đối với việc sử dụng nước đặc biệt có thể được tiêu dùng để giới hạn hoặc cấm việc phát triển năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại bờ và lòng sông, đáy biển, các hoạt động giải trí (câu cá, bơi, bơi thuyền ) và những sử dụng có nhiều khả năng gây ô nhiễm khác, tại các vùng nước quy định.


2. Công cụ kinh tế


Đây là công cụ quan trọng nhất được sử dụng rất phổ biến ở các nước phát triển trong quản lý môi trường. Công cụ kinh tế được áp dụng dùa trên hai nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là: “người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)”, “ người hưởng thụ phải trả tiền (BPP)”


*. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)


Theo nguyên tắc này thì những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Ngoài ra còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm đó gây ra. Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái có thể chấp nhận được.


Nguyên tắc PPP xuất phát từ những luận điểm của Pigou về nển kinh tế phóc lợi. Trong đó nội dung quan trọng  nhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội kể cả các chi phí môi trường ( bao gồm các chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên …).


Việc buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền là một trong những cách tốt nhất để  làm giảm bớt các tác động của ngoại ứng gây ra làm thất bại thị trường.


*. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)


Nguyên tắc này có nghĩa là: tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành không bị ô nhiễm thì đều phải nép phí


Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngõa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những người không phải trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường


Về thực chất, nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như là một định hướng hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu môi trường, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay phục hồi môi trường. Nếu mức phí có thể được thu đủ để dành cho các mục tiêu môi trường, thì lúc đó chính sách này có thể được coi là chính sách có hiệu quả về môi trường.


Tóm lại các công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách rất hữu hiệu để đạt tới mục tiêu môi trường thành công. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường bao gồm nhiều loại như: quỹ môi trường, thuế môi trường, thuế tài nguyên, lệ phí, phí môi trường, các hình thức trợ cấp tài chính các biện pháp tài chính ngăn ngõa ô nhiễm.

Previous
Next Post »