Hoạt động thương mại doanh nghiệp của Việt Nam khi gia nhập WTO



Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mai và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khi nói đến hoạt động thương mại chính là nói đến các hoạt động liên quan đến việc mua sắm vật tư kĩ thuật cho sản xuất( thương mại đầu vào) và quá trình tiêu thụ sản phẩm( thương mại đầu ra).


Trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là một bộ phận hữu cơ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Thật vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra là để bán cho người tiêu dùng do đó người tiêu dùng chiếm vị trí trung tâm và là đối tượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác sản phẩm sản xuất ra phảI được tiêu thụ, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp.


Nhưng ở các doanh nghiệp sản xuất, chức năng thương  mại không chỉ dừng lại ở tiêu thụ sản phẩm mà còn ở hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Đó chính quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp. Để thực hiện quá trình sản xuất đòi hỏi phảI bảo đảm thường xuyên, liên tục nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị… Chỉ có bảo đảm đủ số lượng, đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết với thời gian qui định thì sản xuất mới có thể tiến hành được bình thường và sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai bộ phận chủ yếu của hoạt động thương mại ở doanh nghiệp. Nhưng để thực hiện hai chức năng trên doanh nghiệp phải tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế phức tạp. Mối quan hệ kinh tế đó phát sinh giữa các doanh nghiệp do phân công lao động xã hội quyết định và được điều tiết bằng tài chính và pháp luật.


Sự cần thiết của công tác tài chính trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại là do việc tuân thủ các qui luật vốn có của sản xuất hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp, vật tư kĩ thuật là hàng hóa và được trao đổi mua bán như những hàng hóa thông thường khác. Vì vậy, công tác tài chính trong lĩnh vực điều tiết các nghiệp vụ thương mại được coi là một khâu quan trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp.


Mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm bao giờ cũng gắn liền với một khối lượng lớn công việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Tất cả những vật tư kĩ thuật mua sắm cho doanh nghiệp phải được tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản tốt. Có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu của tiêu dùng sản xuất. Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cũng vậy, sản phẩm sản xuất ra phải được tổ chức tiếp nhận, phân loại, bao gói, bảo quản và xuất bán cho khách hàng nhanh chóng kịp thời.


Như vậy, nội dung chủ yếu của hoạt động thương mại doanh  nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như tài chính, luật pháp, dịch vụ, vận tải, kho tàng…


Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thực tế ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế của dóanh nghiệp. Vai trò của hoạt động thương mại ngày càng gia tăng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, hiện nay ở các doanh nghiệp, hoạt động thương mại đươc đặc biệt quan tâm từ khâu tổ chức quản lí đến tổ chức các hoạt động thương mại và phòng kinh doanh đã trở thành bộ phận trọng yếu trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp.

Previous
Next Post »