Dự báo vài nét về nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai


 


Trong tình hình đổ tiền đầu tư quá mức như hiện nay, hiện tượng dư thừa xuất hiện và con tàu kinh tế Trung Quốc sẽ phải phanh gấp. Rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề đang đầu tư thái quá. Từ đó sẽ nảy sinh quá nhiều các khoản nợ xấu, trái phiếu chính phủ tăng lên không thể thanh toán. Hậu quả là khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra. Thực tế hiện nay cho thấy nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Trung Quốc đang lâm vào “hội chứng  Hy Lạp”. Các tỉnh nghèo và kém phát triển dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.


Bên cạnh hồ sơ nóng bỏng là nợ công, Trung Quốc còn đang phải đau đầu giải quyết lạm phát trong viễn cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo dự phóng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tăng trưởng trong năm nay và sang năm sẽ chỉ ở vào khoảng 9 % do tác động dây chuyền từ các khó khăn của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Lạm phát thì vẫn cao hơn từ 2 đến 3 điểm so với mục tiêu được Bắc Kinh đề ra. “Kế hoạch 5 năm” trước đây của Trung Quốc đều nhấn mạnh phải tăng tỉ lệ tiêu dùng trong GDP, nhưng kết quả đều ngược lại: 1990 tỉ lệ tiêu dùng chiếm 50% GDP nay tụt xuống chỉ còn 35%. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 hiện nay cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một loạt cải cách, nhưng đều vấp phải sựu cản trở của nhân tố chính trị. Bởi vì, những cải cách này đều đụng chạm tới lợi ích của các phe nhóm trong xã hội, đặc biệt là các “tập đoàn lợi ích” có đại diện là các quan chức trong bộ máy công quyền. Những tập đoàn này đã tìm cách vận động ở  trong và ngoài quốc hội nhằm hạn chế “tác hại” của những cải cách này. Đây là điều đáng lo ngại. Hiện tượng “quốc tiến, dân lùi” (tức là doanh nghiệp quốc doanh bành trướng, choán hết không gian của kinh tế tư nhân, trong khi không gian phát triển của kinh tế tư nhân ngày càng bị thu hẹp) đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội hài hòa ở Trung Quốc. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là các “tập đoàn lợi ích” trong xã hội có đại diện là các quan chức trong bộ máy công quyền không muốn cải cách. Vấn đề tồn tại lớn nhất của kinh tế Trung Quốc hiện nay là cơ cấu không hợp lý, phát triển kinh tế theo kiểu “ỷ lại” vào nhà nước. Đây chính là vấn đề cốt lõi khiến cho đến một dự báo về tương lai nền kinh tế Trung Quốc buộc sẽ nguội dần.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • kinh tế trung quốc hiện nay
  • ,
    Previous
    Next Post »