Vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và cao su nói riêng



1 Đối với nền kinh tế quốc dân:


1.1_Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu


Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển ở nước ta. Để CNH đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: liên doanh với nước ngoài, vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu sức lao động.


Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vay nợ và viện trợ…..tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập nhẩu tiến hành CNH là từ xuất khẩu. Xuuất khẩu quyết định đến qui mô và tốc độ tảng của nhập khẩu.


Nước ta thời kì 1986-1990, nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự như vậy, thời kì 1991-1995 và 1996-2000 lần lượt là 75,3% và 84,5%.


Một điều đáng chú ý nữa là cơ hội đầu tư và vay nợ từ nước ngoài à các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – hiện thực. Vì thế, xuất khẩu quả thực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.


1.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sản xuất phát triển:


Thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới


Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuât vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vãn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ đông chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vãn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp


Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến dich chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở:


–         Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi


–         Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho


sản xuất phát triển ổn định


–         Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản


xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước


–         Xuất khẩu tao ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.


–         Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc


cạnh tranh trên thị trường thế giới và giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường


1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân:


Tác động của sán xuất đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng  xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất ra sức lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân. Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đến với bạn bè thế giới, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiêu dùng của nhận loại mà còn mang bản sắc của dân tộc mình giới thiệu cho thế giới


1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta


Xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinh tế quốc dân gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế . Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển chẳng hạn như xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng , đầu tư ,vận tải quốc tế …. Đến lượt mình các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu


2. Đối với doanh nghiệp ngoại thương


Dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu đem lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi doanh nghiệp.


Trước tiên hoạt động xuất khẩu tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp ngoại thương bởi vì hoạt động này ảnh hưởng tích cực tới xu thế phát triển theo hướng CNH tổng thể nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sống trong tổng thể ấy nên cũng chịu tác động dương trước hiệu quả kinh doanh đột biến mà nguyên nhân là những khoản lợi nhuận khổng lồ được đem đến bởi những hợp đồng xuất khẩu qui mô lớn từ đó nó tạo tiền đề về vốn cho doanh nghiệp


Khi đã có điều kiện về vốn doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật … đem đến khả năng mở rộng qui mô sản xuất dẫn đến một loạt các tác động tích cực sẽ sảy ra. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế về qui mô – chi phí bình quân cho sản xuất sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất tăng lên cũng mang nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ giảm, chất lượng mẫu mã sản phẩm được cải thiện và nâng cao, kế tiếp là hiệu quả tích cực –doanh nghiệp năng cao được khả năng cạnh tranh, và mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đã đạt được – lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên chưa từng thấy


Bên cạnh đó khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanh nghiệp sẽ học hỏi được rất nhiều từ đối tác nước ngoài như các cơ hội nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, các phương thức tổ chức quản lý. Đồng thời trong môi trường kinh doanh quốc tế mọi chuyện không đơn giản như như kinh doanh nội địa, tính rủi ro của môi trường kinh doanh rất cao nếu các doanh nghiệp không tìm cách tự hoàn thiện tri thức cũng như sự hiểu biết của mình thì doanh nghiệp sẽ bị động và gặp rủi ro. Nắm bắt khoa học công nghệ cũng là một nhân tố khiến cho doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình


3. Vai trò riêng có của xuất khẩu cao su trong nền kinh tế nước ta:


3.1_ Xuất khẩu cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động :


– Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, trên vùng đất Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có ít cây công nghiêp nào mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.


– Cây cao su gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nông dân vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài hiệu quả kinh tế như đã đuợc ghi nhận, cây cao su còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng…, nên thu nhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.


– Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su trong những năm gần đây.


3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường sinh thái:


Việc phát triển cây cao su đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng đất, khí hậu thích hợp cho cây cao su.Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản. Diện tích cao su tiểu điền và tư nhân ước khoảng 194.370 ha (chiếm 40,5% tổng diện tích) và sản lượng khoảng 88.000 tấn (chiếm 19% tổng sản lượng).


Với diện tích năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây cao su cũng còn được các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.


 

Previous
Next Post »