Lý thuyết về quyền lực thị trường


Lý thuyết cho rằng: FDI tồn tại do những hành vi quốc tế như phản ứng độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất, và sự liên kết đầu tư nước ngoài theo chiều dọc. Tất cả những hành vi này đều nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành công nghiệp và thị trường của chúng.


Theo lý thuyết về quyền lực thị trường của FDI, các công ty thuộc những ngành này thực hiện FDI vì một số lý do. Thứ nhất, do nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng khan hiếm, và các công ty địa phương ở nước ngoài không đủ khả năng thăm dò và khai thác nguyên liệu mới. Vì vậy, các công ty đa quốc gia tranh thủ lợi thế canh tranh trên cơ sở khai thác nguyên liệu tại địa phương. Điều này góp phần giải thích tại sao FDI theo chiều dọc thường được thực hiện ở các nước đang phát triển. Thứ hai, thông qua liên kết FDI dọc các công ty độc quyền nhóm có thể thiết lập nên các hàng rào ngăn cản không cho các công ty khác tiếp cận tới nguồn nguyên liệu của chúng. Thứ ba, FDI theo chiều dọc còn có thể tạo ra những lợi tế về chi phí thông qua việc cải tiến kỹ thuật bằng cách phối hợp sản xuất. Lợi thế này lớn hơn hẳn lợi thế có được từ việc phối hợp giữa các nhà sản xuất độc lập thông qua hệ thống giá cả.

Previous
Next Post »