Hiệu quả sử dụng vốn ODA là gì?



      1. Khái niệm.


Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các yếu tố về mặt kinh tế – tài chính, xã hội, môi trường và phát triển bền vững và nó được đánh giá thông qua hiệu quả thực hiện của từng dự án sử dụng nguồn vốn ODA.


          2. Các tiêu chí đánh giá.


- Đánh giá vĩ mô.


Đánh giá vĩ mô là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng thể.


Các chỉ tiêu đánh giá vĩ mô như là ảnh hưởng của vốn ODA đối với:

  • Tăng trưởng GDP
  • Tăng mức GDP trên đầu người
  • Tăng vốn đầu tư cho quốc gia
  • Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm
  • Các chỉ số xã hội: tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi thọ v.v…
  • Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành
  • Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội

Đánh giá vi mô.


Đánh giá vi mô (đánh giá dự án) là đánh giá khách quan một chương trỡnh/dự ỏn đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ thiết kế, thực hiện và những thành quả của dự án.


Việc đánh giá hiệu quả dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho nhà tài trợ và nước tiếp nhận vốn có thể rút ra được những bài học trong quá trình ra quyết định cho các chương trình/dự án đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai.


Trên thực tế, khi tiến hành đánh giá những hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, các chuyên gia thường sử dụng 5 tiêu chí :


Tính phù hợp: với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của các địa phương nhận được sự hỗ trợ từ các dự án.


Tính hiệu suất: liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thời gian, tốc độ giải ngân…


Tác động: mức độ ảnh hưởng của dự án tới sự phát triển của ngành và của địa phương, nơi mà dự án được tiến hành cả về kinh tế lẫn xã hội.


Hiệu quả dự án: Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành phải đáp ứng, đáp ứng vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong đề án đã được phê duyệt khi đầu tư dự án, trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.


Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo.


Tóm lại, đối với mỗi dự án chúng ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giá riờng. Cỏc cơ quan có trách nhiệm thường xuyên phải đánh giá hiệu quả dự án, chương trình có thể ban hành một số chỉ số cơ bản để đánh giá từng loại dự án trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho cán bộ thực hiện đánh giá.


- Đánh giá dự án cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng.


Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, ngoài việc xem xét những tác động mà dự án đem lại đối với sự phát triển kinh tế  -xã hội( đánh giá vĩ mô), những chỉ số đánh giá được đưa ra là sự cụ thể hóa 5 tiêu chí đã nêu ra ở trên, thường bao gồm:


–          Tốc độ giải ngân gắn với thời gian thực hiện dự án.


–          Mức độ tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án: chi phí thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng…


–          Tỷ lệ thất thoát kinh phí khi thực hiện dự án.


Đồng thời với mỗi dự án, công trình củ thể, người ta lại đưa ra các chỉ số riêng liên quan các yếu tố kỹ thuật đặc thù của từng công trình ( hay việc sử dụng các đầu ra của dự án) để đánh giá độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA.


Tháng 3 năm 2000, ”Văn phòng đánh giá các hoạt động hỗ trợ phát triển” thuộc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ban hành ”Tài liệu tham khảo về chỉ số hoạt động và chỉ số ảnh hưởng”. Mục đích của tài liệu này là cung cấp công cụ cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hoạt động và đánh giá ảnh hưởng của các dự án do JBIC tài trợ. Tài liệu này đã phân loại các dự án ODA do JBIC tài trợ thành 19 loại điển hình như: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, cảng, thông tin, thuỷ lợi, phòng chống lũ lụt, nông nghiệp, lâm nghiệp, cung cấp nước, xử lý chất thải, giáo dục, dịch vụ y tế và sức khoẻ, du lịch. Đối với mỗi loại dự án, Tài liệu cung cấp các chỉ số đánh giá cụ thể gồm hai loại chỉ số là chỉ số hoạt động và chỉ số ảnh hưởng. Đồng thời tài liệu cũng xếp loại các chỉ số theo mức độ quan trọng trong công tác đánh giá dự án thành 3 loại A, B, C. Chỉ số loại A là quan trọng nhất tiếp đó đến loại B, rồi đến loại C.


Previous
Next Post »