Tình hình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam


1. Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA


Về vấn đề giải ngân ODA, năm 2000 có 5 dự án ODA cơ sở hạ tầng được giải ngân 5,68 tỷ Yên. Năm 2008, có 6 dự án giải ngân đạt 7,13 tỷ Yên, tăng 25,52% so với năm 1999. Năm 2010, có 8 dự án giải ngân thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với tổng giá trị 9,72 tỷ Yên tăng 36,32% so với mức giải ngân năm 2008. Mặc dù tỷ lệ giải ngân ODA có xu hướng gia tăng nhưng nếu xét về tỷ lệ phần trăm vốn giải ngân/vốn cam kết thì đây vẫn là những con số còn khá khiêm tốn.



Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn thấp, theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư bình quân thời kỳ 2000- 2010 chỉ đạt 12-13%. Tỷ lệ giải ngân thấp là do hầu hết các dự án ODA có thời gian đầu tư kéo dài, và việc phân bổ vốn theo từng giai đoạn, hạng mục công trình. Khi từng giai đoạn, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng thời gian ghi trong hợp đồng thì nhà tài trợ mới tiếp tục bỏ vốn cho giai đoạn, hạng mục tiếp theo. Hầu hết chương trình dự án có tốc độ giải ngân chậm do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, nhất là khâu hình thành dự án ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư  và công ty tư vấn còn yếu kém. Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, có nhiều thay đổi nên xuất hiện nhu cầu thay đổi nội dung của dự án. Những cân nhắc thay đổi trong quá trình thực hiện gây sự kéo dài dự án. Cơ chế chính sách trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng chưa ổn định, thủ tục giải phóng mặt bằng còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ di dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án (dự án thoát nước Hà Nội, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I…). Thủ tục, quan điểm triển khai giữa nhà tài trợ và Việt Nam còn chưa thống nhất (Nghị định 52, các thủ tục đấu thầu… với các thủ tục của JBIC) cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và do đó làm chậm tốc độ giải ngân vốn.


      2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng :


Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam cơ bản là theo chiều hướng ngày càng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên:


– Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường;


– Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông;


– Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại cỏc vựng nông thôn;


– Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;


– Hỗ trợ bảo vệ môi trường.


Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau:


– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước.


– Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội.


– Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.


Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoỏ đúi, giảm nghèo.


Để đáp ứng kế hoạch mở rộng nhu cầu cơ sở hạ tầng, hàng năm Việt Nam cần phải đầu tư khoảng 9-11% GDP, điều này đòi hỏi chúng ta phải huy động một lượng vốn lớn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA. Trong thời gian vừa qua, vốn ODA Nhật Bản đó có những đóng góp tích cực trong việc phát triển hạ tầng Việt Nam (giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước, công viên, cây xanh…), được thể hiện ở bảng dưới đây:



Căn cứ vào số liệu bảng trên, chúng ta thấy phần lớn ODA Nhật Bản tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng như: dự án cấp nước, dự án thoát nước, dự án khu đô thị mới, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị… Còn lại, ODA dành cho các lĩnh vực khác: nông nghiệp, giáo dục, y tế… Năm 2009, vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 110,20 tỷ Yên, năm 2010 con số này là 76,50tỷ Yờn, cú giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam( chiếm tới 78,89%).


2.1  Ngành Giao thông vận tải.


Trong tổng vốn ODA Nhõt Bản cấp cho phát triển cơ sở hạ tầng thì lượng ODA cấp cho ngành GTVT cũng chiếm một khối lượng đáng kể và được chia làm nhiều lĩnh vực nhỏ như: hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường sắt, hệ thống giao thông đường thuỷ.Bảng dưới đây thể hiện tình hình huy động và phân bổ vốn ODA Nhật Bản trong từng lĩnh vực của nghành GTVT:


Bảng 2.5: Vốn và cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực đầu tư từ năm 1993 tới 2010



Qua số liệu trên, nổi lên vấn đề là : mặc dù GTVT được chú trọng phát triển, nhưng lại có sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn vốn này vào từng lĩnh vực cụ thể của nghành.Từ năm 1993, tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản được cấp cho giao thông đường bộ đã chiếm đến hơn 80% tổng vốn đầu tư cho khu vực GTVT trong đó chỉ riêng vốn cấp cho các dự án lớn về nâng cấp các tuyến quốc lộ đã chiếm tới 83,6% tổng số vốn được cấp. Trong khi đó các tuyến đường nông thôn và đô thị nói chung vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các dự án dành cho hệ thống giao thông nông thôn cũng như đô thị chỉ đạt hơn 16% tổng vốn đầu tư cho giao thông đường bộ. Sự mất cân đối cũng thể hiện trong việc nguồn vốn cấp cho các dự án nâng cấp đường sắt chỉ đạt 143,36 triệu USD tức là khoảng 4,65% vốn ODA dành cho GTVT trong đó đường thuỷ nội địa chiếm 77,16 triệu USD (khoảng 17,19%) và cảng biển đạt 317, 59 triệu USD (khoảng 82,81%).


Tuy vậy, sau gần 20 năm triển khai nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, hệ thống hạ tầng GTVT Việt Nam đã có nhiều biến đổi quan trọng: Đến tháng 10 năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trên 2.000 km quốc lộ quan trọng, 13.324m  cầu đường bộ, 1.400 km tỉnh lộ, 2.400 m cầu đường sắt, 1.400 km tỉnh lộ, 4.000 km đường và 12.000 m cầu giao thông nông thôn.


ODA  Nhật Bản không chỉ đóng vai trọng trong việc xây dựng các công trình mà còn là một cuộc chuyển giao công nghệ lớn trong toàn ngành GTVT. Từ việc chuyển giao công nghệ thi công qua các dự án xây dựng áp dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ cầu đúc hẫng cân bằng, cầu dây văng, cọc khoan nhồi đường kính lớn, sử dụng bấc thấm, dầm super T…), đến việc nâng cao năng lực quản lý và điều hành của tất cả các ban ngành có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến dự án (các quy trình đấu thầu quốc tế, quản lý dự án đầu thầu, thủ tục giải ngân…) và quan trọng nhất là phía Việt Nam đó cú thờm rất nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động cũng như sử dụng ODA.


Bảng 2.6: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Nhật Bản





(Nguồn: Bộ GTVT)


Trong đợt đầu tài khoá 2010, Chính phủ Nhật Bản cũng đã chính thức cam kết tài trợ ODA vốn vay với tổng giá trị 28,388 tỷ Yên cho 03 dự án ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong đó có Dự án xây dựng  đại lộ Đông – Tõy thành phố Hồ Chí Minh


        2.2  Cấp nước.


Trong giai đoạn 1998-20010, được sự tài trợ của, chính phủ Nhật Bản hàng loạt các nhà máy cấp nước được xây dựng đáp ứng nhu cầu nước sạch đang tăng nhanh của nhân dân, đặc biệt là người dân sống ở đô thị.



Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy, nguồn ODA Nhật Bản dành cho lĩnh vực cấp nước sạch ở Việt Nam có xu hướng gia tăng qua các năm xét cả về qui mô vốn lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng( tăng từ 4,27 tỷ Yên năm 1998 lên 8,56 tỷ Yên năm 2010)


Năm 2010,Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết gia hạn Hiệp định viện trợ không hoàn lại do Nhật Bản tài trợ cho Dự án “Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam giai đoạn 2″. Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam có tổng vốn đầu tư 135 triệu USD, trong đó WB tài trợ 112,64 triệu USD, được thực hiện từ giữa năm 2005 đến 2010. Dự án này nằm trong định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam. Theo dự án, 100 thị trấn sẽ được đầu tư hệ thống cấp nước mới với hơn 1 triệu dân ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung được cung cấp nước sạch, góp phần hoàn thành mục tiêu 95% số dân đô thị được cấp nước đến năm 2010. Giai đoạn đầu của dự án đã mang lại lợi ích cho 12 thị trấn cấp huyện tại 2 tỉnh và dự tính khoảng 145 nghìn người dân. Giai đoạn 2 bao gồm 120 thị trấn ở 24 tỉnh và sẽ phục vụ cho 740 nghìn người.


  2.3   Bưu chính viễn thông


Năm 1986 Việt Nam chỉ có 9 đường dây điện thoại quốc tế, với GDP bình quân đầu người 138 USD. Mật độ điện thoain trong giai đoạn phát triển đầu như từ con số không và mĩa đến năm 1997 khi GDP bình quân đầu người đạt mức 324 USD thì mật độ điện thoại mới ở mức gần 1,85 máy/100 dân (theo nghiên cứu của tổng cục Bưu biện). Cũng theo nghiên cứu của tổng cục Bưu điện, trước năm 1993, bưu chính viễn thông của Việt Nam trong tình trạng rất lạc hậu chỉ có 254.506 đường dây điện thoại cơ bản cho hơn 69 triệu đồng, tương đương 0,36 máy/100 dân. Nhưng sau năm 1993, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế cùng với sự trở lại của các nhà tài trợ quốc tế trong đó có Nhật Bản, Việt Nam đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng viễn thông , nhất là các dịch vụ cơ bản hiện đại và dịch vụ di động.


Các dự án ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông từ năm 1993 đến nay có thể kể đến: Dự án phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh miền Trung Việt Nam trị giá 11.332 triệu Yờn thuốc nguồn tài khóa 1997 của chính phủ Nhật Bản(JBIC); Dự án nâng cao năng lực đào tạo Trung Tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông I của tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trị giá 7 triệu USD; Dự án Cáp quang biển trục Bắc – Nam trị giá 19.497 triệu Yờn thuộc nguồn tín dụng ưu đãi của JBIC năm 2007( theo báo cáo của Vụ Kết cấu hạ tầng – Bộ Kế hoạch Đầu tư.


Previous
Next Post »