Mô hình Harrod-Domar


 


1.      Hoàn cảnh ra đời


Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.


Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào , dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.


2.      Nội dung mô hình


Nếu gọi Y là tổng số đầu ra, K là quy mô vốn sản xuất.


Đầu ra có mối quan hệ với vốn sản xuất: k = K/Y (k: hệ số vốn-đầu ra)


Sự tăng thêm ở đầu ra cũng có mối quan hệ với sự tăng thêm ở đầu vào. Mà vốn đầu tư của quốc gia được hình thành có nguồn gốc từ tiết kiệm,


nên: S = s.Y (1) . trong đó: S: tiết kiệm, s: tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập quốc dân


để tăng trưởng kinh tế phải đầu tư mới (I) và lượng đầu tư mới này sẽ tạo nên sự thay đổi vốn dự trữ (K), nên: I =  (2)


Gọi  là giá trị đầu ra tăng thêm.


Mối quan hệ tỷ lệ giữa lượng vốn sản xuất tăng thêm và giá trị đầu ra tăng thêm là: ICOR =  /  (3)


(ICOR: hệ số gia tăng vốn/đầu ra)


Từ (3) suy ra: = ICOR.  (4)


Vì tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư, nên: S = I (5)


Kết hợp (1), (2), (3), (4) và (5), ta có:


S = s.Y = I =  = ICOR.


Hay: s.Y = ICOR.


Vậy: /Y = s/ICOR


Đặt gy = Y/Y, với gy là tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra, ta có:


gy = s/ICOR


3.      Đánh giá về mô hình đối với các nước đang phát triển


Hiện nay, các nước đang phát triển vẫn đang ứng dụng khá phổ biến mô hình này trong lập kế hoạch tăng trưởng và huy động vốn đầu tư vì mô hình tăng trưởng hiện nay ở các nước này chủ yếu dựa vào đầu tư theo chiều rộng để khai thác nguồn lực đang chưa được sử dụng hết.


Mô hình Harrod – Dorma đã chỉ ra được vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế.


Tuy nhiên, mô hình này chỉ mang tính chất tính toán và vẫn chưa giải quyết được những vấn đề còn tồn tại ở các nước đang phát triển. Vì vậy, khi vận dụng mô hình này, có một số điểm cần lưu ý:


Thứ nhất, nền kinh tế trong nước và thế giới ngày càng ở trình độ phát triển cao, thì tăng trưởng kinh tế càng chịu sự tác động của nhiều nhân tố hơn. Trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại đầu tư không có hiệu quả thì vẫn không có sự tăng trưởng.


Thứ hai, các nước đang phát triển lại không có khả năng tích lũy vốn cao. Vì vậy, chính phủ phải sử dụng chiến lược tích lũy vốn theo kế hoạch và cơ chế mệnh lệnh nhằm hạn chế tiêu dùng hoặc dành quỹ đầu tư trước khi tiêu dùng. Đồng thời với sử dụng cơ chế ấy, chính phủ phải gồng mình lên với viêc đi vay nợ nước ngoài, xin viện trợ … để có đủ vốn đầu tư. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có sự giúp đỡ của các nước phát triển hay các nước tư bản chủ nghĩa.


Do đó, khi sử dụng mô hình này cần:


Trước hết trong nội bộ nền kinh tế, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng và động lực tích lũy.


Cần có sự tính toán hiệu quả đối với các nguồn vốn vay nước ngoài, chú ý đến các giới hạn vay nợ an toàn để chống nguy cơ vỡ nợ.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • mô hình harrod domar
  • những hạn chế của mô hình harrod và domar
  • ,
    Previous
    Next Post »